Kiểm tra chất lượng sữa bột là một phương thức quan trọng giúp người chăn nuôi và các nhà máy sản xuất hiểu rõ về chất lượng của sản phẩm. Thông qua việc đánh giá chất lượng sữa, họ có thể đưa ra những quyết định hợp lý để cải thiện mô hình chăn nuôi, điều chỉnh khẩu phần ăn và thực hiện các biện pháp cải thiện khác. Để hiểu rõ hơn về phương pháp kiểm tra chất lượng sữa bột, bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bật mí phương pháp kiểm tra chất lượng sữa bột
Nội dung
Sữa là gì? Sữa bột là gì?
Sữa là thành phẩm cuối cùng qua quá trình vắt, có màu trắng đục, được tạo ra từ các loài động vật có vú như dê, cừu, bò sữa,… Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng cung cấp cho các em bé trước khi chúng có khả năng tiêu hóa thực phẩm đa dạng.
Sữa bột, hay còn được gọi là sữa công thức, là một sản phẩm được tạo ra từ sữa ở dạng bột khô. Quy trình sản xuất bao gồm việc bốc hơi sữa, sau đó sấy và nghiền thành dạng bột.
Sữa là thành phẩm cuối cùng qua quá trình vắt, có màu trắng đục
Sản xuất sữa bột nhằm mục đích phục vụ cho việc bảo quản, tích trữ và sử dụng thuận tiện. Sự chuyển đổi thành dạng bột giúp thuận lợi trong quá trình lưu trữ, vận chuyển và có thời hạn bảo quản lâu hơn so với sữa nước.
Đặc tính của sữa
Chỉ tiêu cảm quan
Sữa là một chất lỏng có màu trắng, vàng nhạt hoặc vàng ngà, có độ nhớt cao hơn so với nước, không mùi, không nhiễm khuẩn và không có vết bẩn. Sau khi được vắt, nếu để yên trong một khoảng thời gian, các hạt chất béo sẽ tập trung lại trên bề mặt tạo thành một lớp kem mỏng. Khi sôi, sữa sẽ đóng vón. Khi thấy sữa màu xanh nhạt thì đây là sữa có pha nước.
Quá trình chuyển đổi thành axit lactic làm sữa có hương vị chua. Độ chua của sữa thường được đo bằng đơn vị Domic (0D) hoặc dưới dạng % axit lactic. Thông thường, sữa đạt chuẩn khi có khoảng 0,16% axit lactic hoặc 16 Domic, với mức pH nằm trong khoảng 6,6 – 6,7.
Độ chua của sữa thường được đo bằng đơn vị Domic (0D) hoặc dưới dạng % axit lactic
Thành phần hoá học của sữa
Để đảm bảo sữa tươi đạt chuẩn về chất lượng, cần kiểm tra các thành phần sau:
Khối lượng chất khô tổng cộng: 12% (bao gồm đạm: 3,3%, độ axit: 16 – 17D, chất béo: 3,5%)
Tỷ trọng: từ 1,025 đến 1,030 g/mL (ở 20 độ C)
Số lượng tế bào: ít hơn 500.000 tế bào/mL
Vật chất chứa nitơ, bao gồm:
80% casein
18% đạm trong lactoserum (huyết thanh sữa)
2% nitơ sữa, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, với các thành phần như sau:
- Kali: 1,34 – 1,70g/l
- Canxi: 1,00 – 140g/l
- Natri: 0,35 – 0,60g/l
- Magiê: 0,10 – 0,15g/l
- Clo: 0 80 – 1,10 g/l
- Photpho: 0,75 – 1,10g/l
- Vitamin A: 1000 – 3000 đơn vị quốc tế/l
- Vitamin D: 15 – 20 đơn vị quốc tế/l
- Vitamin E: 1 – 2 mg/l
- Vitamin B1: 0,3 -1 mg/l
- Vitamin B2: 0,3 – 3 mg/l
- Vitamin B6: 0,3 – 1 mg/l
- Vitamin B12: 1 – 8 mgA
- Vitamin C: 10 – 20 mgA
Ngoài ra trong sữa còn chứa các nguyên tố vi lượng như: crom, nhôm, săt, đồng, kẽm, iot, flo, silic, mangan, molipden.
Đặc tính sinh vật học
Trong thành phần của sữa cũng có chứa các tế bào có nguồn gốc từ tuyến vú, máu,… Ngay cả khi tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, sữa vẫn có thể chứa một lượng lớn tế bào, dao động từ 100.000 – 200.000 tế bào/1mL sữa, cùng với một số lượng nhất định của vi sinh vật.
Trong trường hợp gia súc bị mắc bệnh viêm vú, lượng tế bào và vi sinh vật trong sữa có thể tăng lên đáng kể, thậm chí có thể lên đến hàng triệu tế bào trong 1 mL sữa.
Các dạng vi khuẩn trong sữa bao gồm:
- Vi khuẩn dạng cầu “coccus” như Streptococcus và Staphylococcus.
- Vi khuẩn dạng dấu phẩy “vibrio.”
- Vi khuẩn dạng gậy “bacillus” như Salmonella và Lactobacillus.
- Vi khuẩn dạng xoắn “spirilla.”
- Vi khuẩn dạng Coli như Escherichia, Klebsiella, và Aerobacter.
Do đó, nếu phương pháp kiểm tra chất lượng sữa không được giữ lạnh dưới 4 độ C hoặc chưa trải qua xử lý ở nhiệt độ cao, vi sinh vật sẽ phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân. Lí do là vì sữa là môi trường khá lý tưởng để vi sinh vật phát triển. Do đó, hộ nông dân chăn nuôi bò sữa cần phải đảm bảo quá trình bảo quản được thực hiện một cách tốt nhất.
Phương pháp kiểm tra chất lượng sữa bột
Chất lượng sữa cần được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau đây:
– Về cảm quan: mùi vị và màu sắc đặc trưng của sữa. Sữa không có vị chua, không có mùi lạ, không bị vón cục và không có vật ngoại lai.
– Về thành phần hoá học: Bảo đảm rằng thành phần nằm trong giới hạn cho phép, không có pha trộn tạp chất như nước hoặc bột.
– Về mức độ nhiễm khuẩn: Số lượng vi khuẩn nằm trong giới hạn cho phép. Không chứa các loại vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người, như vi khuẩn lao (M.boris, Mycobacterium tuberculosis) hoặc vi khuẩn sẩy thai (Brucella abortus).
Việc kiểm tra chất lượng sữa là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Mỗi chỉ tiêu đều có những phương pháp kiểm tra riêng biệt và đối với mỗi loại kiểm tra, có những tiêu chuẩn đặc biệt để đảm bảo chất lượng sữa đáp ứng các yêu cầu quy định.
Đánh giá độ tươi của sữa bột
Phương pháp cảm quan: Thông qua việc nếm thử, đây là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện mà không đòi hỏi kỹ thuật cao.
Phương pháp xét nghiệm cồn: Phương pháp kiểm tra chất lượng sữa bột được thực hiện bằng cách đổ khoảng 5ml sữa vào ống đong, sau đó thêm 5ml cồn etylic và quan sát hiện tượng kết bông. Nếu kết bông xuất hiện trong 5ml cồn đầu tiên, điều này cho thấy sữa bị chua. Ngược lại, nếu không có hiện tượng gì sau khi thêm 5ml cồn, sữa được đánh giá là có chất lượng tốt.
Phương pháp xét nghiệm đun sôi: Thực hiện bằng cách đun sôi 5ml sữa trong ống nghiệm trên lửa. Nếu sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang rắn, đó là dấu hiệu của sữa kém chất lượng và cần bị loại bỏ.
Phương pháp kiểm tra chất lượng sữa bằng chuẩn độ axi: Là quy trình đưa 5ml sữa vào ống nghiệm, sau đó thêm 2-3 giọt Phenolphtalein 2% và chuẩn độ lượng sữa với dung dịch NaOH trong khi lắc nhẹ ống nghiệm liên tục. Khi dung dịch có màu hồng, ta ghi lại lượng thể tích NaOH đã tiêu tốn.
Đánh giá độ tươi của sữa bột
Đánh giá độ nhiễm bẩn của sữa bột
Lấy thể tích sữa đã xác định (V mL) thông qua việc lọc qua giấy lọc chuẩn. Phương pháp này đồng thời đánh giá sự thay đổi màu sắc của giấy lọc và so sánh nó với thang chuẩn.
Vật liệu sử dụng bao gồm bảng chuẩn so sánh, phễu lọc (có thể là loại thuỷ tinh hoặc xylanh) và giấy lọc chuẩn.
Xác định thành phần của sữa bột
Để kiểm tra chất lượng sữa thông qua xác định tỷ trọng, ta sử dụng tỷ trọng kế chia vạch trong khoảng từ 1,025 – 1,035g/mL, ở nhiệt độ 15 độ C hoặc 20 độ C.
Đối với phương pháp kiểm tra hàm lượng chất béo trong sữa, ta sử dụng H2SO4 đậm đặc. Các chất không chứa chất béo sẽ bị hoà tan, sau đó, hỗn hợp được ly tâm và tỷ lệ % chất béo được ghi nhận trong ống ly tâm ở nhiệt độ 65 độ C.
Tính hàm lượng chất khô có trong sữa:
Dựa vào kết quả đo tỷ trọng và xác định hàm lượng chất béo, ta áp dụng công thức Fleischmanns để tính hàm lượng chất khô:
Vật chất khô (g) = (a x (100 x d) -100)/d +b x f
Trong đó:
a (hệ số) = 2,675 ở nhiệt độ 15°c và 2,738 ở 20°c
b = 1,200 ở nhiệt độ 15°C và 1,311 ở 20°c
d = tỷ trọng
f = vật chất béo (%)
Đối với phương pháp kiểm tra hàm lượng chất béo trong sữa, ta sử dụng H2SO4 đậm đặc
Phương pháp kiểm tra chất lượng sữa bột bằng xanh methylene
Các vi khuẩn và vi sinh vật có khả năng sản sinh Hydrogen trong sữa tham gia vào quá trình khử enzyme, tạo ra các thành phần khác. Khi methylen xanh được thêm vào, sản phẩm sẽ bị khử và mất màu. Thời gian mất màu của methylen xanh có tỷ lệ nghịch với số lượng vi khuẩn trong sữa. Thông thường, mốc thời gian mất màu được chọn là trước và sau 3 giờ. Nếu mất màu xảy ra trong khoảng nửa giờ, điều này cho biết sữa không đạt chất lượng.
Trên đây là các phương pháp kiểm tra chất lượng sữa bột mà chúng tôi đã bật mí đến bạn. Tham khảo những thông tin hữu ích để có những biện pháp hợp lý cải thiện chất lượng sữa bột bạn nhé!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng, TP. Hai Dương, Tỉnh Hải Dương
- Hotline: 1900 633 478 – 0982817097
- Gmail: [email protected]
- Website: gafomilk.com