Sữa chua mang lại lợi ích như thế nào thì cũng nhiều bạn đã biết rồi, nhưng ăn đúng cách cũng là điều bạn đã lưu tâm để sữa chua phát huy được khả năng của nó. Để giúp bạn biết thêm thông tin chi tiết, bài viết dưới đây sẽ nêu một số lưu ý khi ăn sữa chua.
Nội dung
Gợi ý một số lưu ý khi ăn sữa chua
Không ăn ngay khi sữa chua đang đông đá
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Đây là cách ăn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Không làm nóng sữa chua khi dùng
Khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng, sữa chua sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.
Lượng sữa chua nên ăn trong ngày
Buổi sáng 1 cốc sữa bò, buổi tối 1 cốc sữa chua là lý tưởng nhất. Nhưng có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều sữa chua, như vậy có thể làm tăng cân. Bởi vì sữa chua bản thân nó có chứa một nhiệt lượng nhất định, sau khi ăn cơm rồi lại ăn sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng thể trọng.
Đối với người mạnh khỏe mà nói, mỗi ngày ăn 1-2 cốc tương đương 250 – 500 gram như vậy là tương đối thích hợp. Tốt nhất là ăn vào khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng sau khi ăn cơm, như vậy có thể điều tiết vi khuẩn đường ruột, có lợi cho sức khỏe cơ thể.
Đói bụng thì không nên ăn sữa chua
Tỷ lệ sống của các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có mối liên hệ với độ kiềm toan trong dạ dày và đường ruột. Chúng dễ dàng phát triển nhanh trong môi trường hơi toan nhưng lại khó sống sót nếu toan mạnh. Lúc bụng đói, độ toan trong dạ dày cao nếu lúc này bạn ăn sữa chua các vi khuẩn có lợi sẽ không sống sót được trong môi trường dịch vị có tính toan mạnh vì thế nó sẽ khiến tác dụng của sữa chua giảm.
Bên cạnh đó, nếu bạn là người bị bệnh về dạ dày không nên ăn sữa chua lúc đói vì nó có thể khiến cơn đau của bạn mạnh hơn.
Mẹ bầu không nên ăn sữa chua
Phụ nữ mang thai cần 1 lượng lớn canxi, nhưng lượng canxi trong sữa chua không nhiều. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ phát triển thành chất đề kháng, ngăn ngừa và tiêu diệt được 1 số vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng phá hoại điều kiện sinh trưởng của 1 số vi khuẩn có ích, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường và sự phát triển của thai nhi.
Đừng quá kỳ vọng vào việc giảm cân nhờ sữa chua
Sữa chua quả thật có hiệu quả giảm béo nhất định, chủ yếu là vì nó có lượng lớn lactic axit hoạt tính, có thể điều tiết cân bằng các loại vi khuẩn trong cơ thể, thúc đẩy nhu động ruột, từ đó làm giảm táo bón. Mà thường xuyên táo bón có quan hệ nhất định với việc thể trọng tăng cân. Hơn nữa sữa chua còn tạo cho chúng ta có cảm giác no bụng, lúc hơi đói ăn 1 cốc có thể làm giảm sự thèm ăn, từ đó làm giảm lượng thức ăn ăn vào của bữa sau.
Nhưng bạn nên nhớ rằng, sữa chua cũng có chứa một nhiệt lượng nhất định, mà còn cao hơn sữa bò, nếu ăn quá nhiều so với bữa ăn tiêu chuẩn đồng nghĩa với việc thể trọng tăng. Cách làm tốt nhất là chọn loại sữa chua có dán mác “nhiệt lượng thấp”, “tách béo”, tuy vị của nó không được đậm như sữa chua có đường, không tách béo nhưng nhiệt lượng thấp, không làm cho nhiệt lượng tích tụ trong cơ thể gây ra béo.
Cân nhắc loại sữa chua phù hợp
Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều các sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy nên cân nhắc lựa chọn khi mua.
Súc miệng sau khi ăn sữa chua
Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy nên súc miệng ngay sau khi ăn.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng, TP. Hai Dương, Tỉnh Hải Dương
- Hotline: 1900 633 478 – 0982817097
- Gmail: [email protected]
- Website: gafomilk.com