Người bị dạ dày thường sẽ có hệ tiêu hóa yếu hơn so với những người bình thường nên cần phải cẩn trọng trong khâu lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm sao cho phù hợp với sức khỏe cũng như nhu cầu dinh dưỡng của người bị dạ dày. Sau đây, chúng mình sẽ gửi đến bạn đọc top những món ăn tốt cho người bị đau dạ dày ngay trong bài viết hôm nay.
Món ăn tốt cho người bị đau dạ dày
Nội dung
Dưỡng chất cần bổ sung cho người bị đau dạ dày
Người đau dạ dày nên tập trung ăn các loại thực phẩm có khả năng bảo vệ và làm lành niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, bạn nên đưa vào thực đơn những thực phẩm trung hòa axit dạ dày. Chẳng hạn như:
- Rau xanh: Rau xanh giàu chất xơ và magie. Khi bổ sung rau xanh, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện đáng kể.
- Thực phẩm Probiotic: Chủ yếu là sữa chua. Sữa chua chứa nguồn lợi khuẩn cao để cân bằng đường ruột và ổn định tiêu hóa.
- Thực phẩm Pectin: Được tìm thấy nhiều trong táo, dâu tây, ổi, lê,… nhằm tăng lợi khuẩn, cân bằng vi sinh.
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như đậu, lúa mì, yến mạch có hàm lượng chất xơ khá cao. Vì thế chúng có khả năng củng cố đường tiêu hóa đồng thời cân bằng axit dư thừa trong dạ dày.
- Những thực phẩm chống oxy hóa: Bạn có thể tìm thấy trong nghệ, cà chua, đu đủ, bông cảnh xanh,… Chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết loét.
- Những thực phẩm bổ sung vitamin: Trong thực đơn cho người đau dạ dày, bạn cần bổ sung thêm vitamin A, B, C, E,… qua khoai lang, khoai tây, thanh long,… Vitamin có khả năng tái cấu trúc niêm mạc dạ dày cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh.
Món ăn tốt cho người bị đau dạ dày
Dưới đây là các món ăn tốt cho người bị đau dạ dày:
Cháo hạt sen
Cháo hạt sen là món ăn giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, giảm áp lực cho dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày, thư giản tinh thần và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Canh đu đủ hầm xương
Canh đu đủ nấu sườn nằm trong danh sách những món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày. Trong thành phần dinh dưỡng của đu đủ chứa vitamin A, vitamin B, vitamin C, nhiều carotenoit acid hữu cơ, thiamin, riboflavin, canxi, photpho, magiê, sắt, chất béo, xenluloz, nước. Đây đều là những thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng, ổn định hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có dạ dày.
Chuối dầm sữa chua
Trong chuối chứa đa dạng các loại vitamin, chất xơ, protein và nhiều khoáng chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó lượng chất xơ trong chuối có tác dụng làm viêm, giảm sưng đau ở dạ dày, ổn định huyết áp, cân bằng cholesterol, kích thích nhu động ruột, giúp đại tràng hoạt động tốt. Ngoài chuối sữa chua cũng được xếp vào nhóm thực phẩm giàu prebiotic. Vì thế việc kết hợp chuối và sữa chua sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng viêm và đau dạ dày, giúp cân bằng hệ vi sinh, nâng cao sức khỏe đường ruột và mang đến nhiều lợi ích khác.
Gà kho gừng
Gừng là một loại nguyên liệu thiên nhiên thường được sử dụng để điều trị những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm và giảm đau. Theo Đông y gừng có tính ấm, vị cay nhẹ có tác dụng tiêu thũng, giảm viêm, làm ấm cơ thể, cải thiện hoạt động tiêu hóa.
Cá hồi áp chảo
Trong bảng thành phần dinh dưỡng, cá hồi rất giàu axit béo omega-3. Đây là một thành phần có khả năng kháng viêm, bồi bổ cơ thể, nâng cao các hoạt động của dạ dày và giảm đau. Bên cạnh đó omega-3 còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, tránh sa sút trí tuệ, phòng ngừa bệnh ung thư, giảm viêm khớp dạng thấp.
Gà hầm sâm
Món này phù hợp với những người có các triệu chứng chủ yếu như đau và đầy tức vùng thượng vị, đau lan ra hai bên hông sườn, ợ hơi, ợ chua, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng.
Súp hải sản
Súp là món ăn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, vừa dễ tiêu hóa vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất quan trọng. Do đó súp là một gợi ý lý tưởng, có thể hoàn toàn an tâm để đưa vào bữa ăn cho người đau dạ dày. Súp cùng một số thực phẩm mềm khác như ngũ cốc hay yến mạch nấu nhừ giúp dạ dày co bóp nhẹ nhàng, dễ dàng hơn và không kích thích các vùng niêm mạc đang bị viêm loét.
Đậu bắp luộc
Không chỉ đậu bắp luộc mà tất cả các món ăn được chế biến từ bắp cũng có khả năng giúp chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa hiệu quả. Trong đậu bắp có chứa nhiều chất có lợi như chất xơ, protein, canxi, selen, vitamin C, A… Giúp trị viêm bao tử, loét dạ dày, ngăn ngừa táo bón…
Cháo táo đỏ
Táo đỏ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng mà không phải ai cũng biết đến. Chứa nhiều vitamin, chất xơ giúp hệ tiêu hóa được hoạt động tốt, ngăn ngừa bệnh đau dạ dày. Cháo táo đỏ được khuyên dùng trong các thực đơn người đau dạ dày, vừa dễ ăn lại vừa tốt cho sức khỏe.
Bánh mì trứng
Bữa sáng cho người đau dạ dày với bánh mì và trứng là món ăn mà người bệnh đau dạ dày có thể dùng cho bữa sáng. Bánh mì có đặc tính khô, khả năng hút dịch tốt giúp giảm lượng acid dịch vị có trong dạ dày. Trứng có thành phần dinh dưỡng cao, giàu protein, canxi, không chất béo và có khả năng tạo lớp lót trong dạ dày. Nhờ đó giúp giảm sự tiếp xúc của acid dịch vị đối với các vết viêm loét giúp giảm cảm giác đau.
…
Lưu ý dành cho người bị đau dạ dày
- Ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa: Người bệnh đau dạ dày nên ưu tiên dùng các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… cho buổi sáng. Những món ăn này giúp hệ tiêu hóa hấp thu nhanh, giảm áp lực tiêu hóa, hạn chế gây tổn thương cho vết viêm loét.
- Nên ăn chín, uống sôi: Bữa ăn cho người đau dạ dày hay bất kỳ bữa ăn nào người bệnh cũng nên ăn chín, uống sôi để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, vi nấm và các ký sinh trùng có trong thức ăn để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Người bệnh đau dạ dày nên lưu ý ăn chậm, nhai kỹ khi thưởng thức bữa sáng. Điều này giúp thức ăn được nghiền nhuyễn và hòa với nhiều enzyme có trong nước bọt để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
- Hạn chế vận động mạnh ngay sau khi ăn: Sau khi ăn xong, cơ thể sẽ tập trung bơm máu đến hệ tiêu hóa nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Việc vận động sau khi ăn sẽ khiến lượng máu phân tán đến hệ cơ làm chậm lại quá trình tiêu hóa, gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Không bỏ bữa sáng: Bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày tuyệt đối không được bỏ bữa sáng. Vì lượng acid dịch vị dư thừa được tiết ra khi dạ dày rỗng sẽ khiến vết viêm loét trở nên sâu hơn, gây cồn cào khó chịu. Điều này còn có thể khiến người bệnh gặp những cơn đau dạ dày cấp hoặc thậm chí có nguy cơ thủng dạ dày.
- …
Bên trên là gợi ý về những món ăn tốt cho người bị đau dạ dày mà chúng mình vừa điểm danh, nếu bạn còn câu hỏi nào thì đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh zona thần kinh
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng, TP. Hai Dương, Tỉnh Hải Dương
- Hotline: 1900633478 – 0982817097
- Gmail: [email protected]
- Website: gafomilk.com