Dù cho sức khỏe của bạn có tốt đến đâu rồi cũng sẽ đến lúc bạn bị kiệt sức bởi công việc, thời tiết hay cơ thể thiếu chất… Và việc bạn bị sốt cao bởi 1 trong những lý do vừa kể đến là điều cực kỳ bình thường. Vậy bị sốt nên bổ sung gì để cơ thể hồi phục lại nhanh chóng?
Bị sốt nên bổ sung gì?
Nội dung
Nguyên nhân bị sốt
Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Bình thường nhiệt độ của cơ thể là 37độ C, trung bình thân nhiệt tăng lên 1 độ C thì nhịp tim tăng từ 10-15 nhịp/1 phút. Phải lấy nhiệt độ (sau 1-3 giờ và nhiều lần trong ngày) để theo dõi mức độ sốt và quy luật các cơn sốt.
Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc bệnh. Sốt thường xảy ra do:
- Cảm cúm, viêm họng, thủy đậu hoặc viêm phổi
- Phản ứng phụ của một số loại thuốc
- Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời
- Sốc nhiệt
- Bệnh khớp dạng thấp – trong bệnh xơ nang gây sưng và đau khớp, mô xung quanh khớp và các cơ quan của cơ thể
- Ngộ độc thực phẩm
- Rối loạn hormone như bệnh cường giáp
- Mọc răng ở trẻ nhỏ
- Có khối u ác tính
- Sau khi dùng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị cao huyết áp hay thuốc chống co giật
- Sau khi tiêm vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà, phế cầu hoặc chủng ngừa Covid – 19…
Một số trường hợp dấu hiệu sốt xuất hiện không rõ nguyên nhân, sẽ được kết luận nếu bạn bị sốt trên 3 tuần và sau khi đánh giá toàn diện bác sĩ vẫn không thể tìm được nguyên nhân chính xác.
Bị sốt nên bổ sung gì?
“Bị sốt nên bổ sung gì?” sẽ là câu hỏi cho chủ đề bài viết mà chúng tôi sẽ giải đáp ngay dưới đây:
Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein thường được tìm thấy trong thịt gia cầm và cá. Khi bị sốt, cơ thể cần nhiều protein để tăng tốc độ hồi phục. Một số loại thịt giàu đạm mà người ốm nên ăn là thịt lợn, thịt gà và đặc biệt là cá vì dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, cá còn chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch rất hiệu quả.
Trái cây giàu vitamin C
Các loại trái cây tươi chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, giảm sốt và bổ sung điện giải đã mất do bị sốt cho cơ thể. Trái cây họ cam, quýt, bưởi là sự lựa chọn tuyệt vời vì chúng giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Nếu không muốn ăn, bạn cũng có thể xay sinh tố hoặc ép nước uống để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Thức ăn lỏng, dễ tiêu
Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu. Đặc biệt, cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà –nhất là gà ác- ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.
Uống đủ nước
Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến mất nước và chất điện giải, đó là lý do khiến chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi bị ốm. Bổ sung nước cho cơ thể sẽ thay thế lượng nước đã mất, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh giúp hạ sốt nhanh chóng. Bạn có thể pha thêm oresol vào nước lọc để bù điện giải tốt hơn.
Ăn nhiều rau xanh
Nếu bạn ăn nhiều rau xanh như cải thìa, rau muống, rau dền, súp lơ, cải bó xôi, cải xoăn, bạn sẽ nhận được rất nhiều vitamin và chất xơ cho cơ thể. Nấu các loại rau này dưới dạng luộc hoặc nấu canh sẽ rất hữu ích để hạ nhiệt độ cơ thể và giúp cơ thể nhanh chóng hạ sốt, khỏi bệnh.
Uống trà nóng
Nhiều người nghĩ rằng uống trà nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể và khó hạ sốt. Tuy nhiên, trà nóng có thể hoạt động như một loại thuốc thông mũi và cổ họng tự nhiên, ngăn ngừa nghẹt mũi và ho khi bạn bị sốt. Ngoài ra, trà còn chứa nhiều EGCG và polyphenol, đặc biệt là tannin có khả năng chống oxy hóa và sát trùng cao giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh và sốt cao ở người.
Nước từ các loại đậu
Nước từ các loại đậu như: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,… giúp cơ thể nhanh hạ nhiệt, nhanh phục hồi năng lượng và cảm thấy dễ chịu hơn. Khi nấu nên pha lẫn thêm chút muối và đường để vị nước dễ uống.
…
Khi sốt cần hạn chế ăn, uống gì?
Ngoài các món ăn, thức uống phù hợp để “nạp” khi bị sốt thì bạn cũng cần tránh những thực phẩm, thức uống khi bị sốt cao:
- Thịt đã qua chế biến: Loại thịt có vỏ bọc như xúc xích thường khó tiêu hóa, không thích hợp cho những lúc hệ tiêu hóa của bạn đang yếu ớt.
- Các gia vị cay, nóng: Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.
- Nước lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
- Đồ uống chứa cồn và chất kích thích: Người bị sốt nên tránh xa các loại đồ uống này vì chúng có thể gây ra nguy cơ mất nước. Nên nhớ rằng, người sốt cao nên đảm bủ đầy đủ chất lỏng để giúp cho cơ thể tránh nhiễm trùng.
- Thức ăn và thức uống có đường: Đường và đồ ăn nhiều đường chế biến sẵn có thể gây ra tình trạng viêm trong cơ thể và có thể cản trở phản ứng của hệ miễn dịch.
- …
Vậy câu hỏi “Bị sốt nên bổ sung gì?” đã được chúng tôi giải đáp ở phía trên, nếu như bạn vẫn còn thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ cho HoHa qua số hotline hoặc gmail để được hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm: Mẹo trị nhiệt miệng
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng, TP. Hai Dương, Tỉnh Hải Dương
- Hotline: 1900633478 – 0982817097
- Gmail: [email protected]
- Website: gafomilk.com