Ăn dặm là quá trình những trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sữa được làm quen với thức ăn đặc. Quá trình ăn dặm bắt đầu với một vài miếng thức ăn đầu tiên và kết thúc với lần bú cuối cùng là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vậy bé mấy tháng tuổi có thể ăn dặm được? Cùng chúng mình theo dõi và tìm hiểu nhé!

Bé mấy tháng tuổi có thể ăn dặm được?

Bé mấy tháng tuổi có thể ăn dặm được?

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức (chế độ ăn dạng lỏng) sang chế độ có thức ăn dạng sệt, tới dạng lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng. Ăn dặm theo hình thức này gọi là ăn dặm bán phần. Tức là, bạn thay thế một vài bữa ăn mà trước đây trẻ bú sữa mẹ bằng những thực phẩm ăn dặm để trẻ làm quen dần. Việc này giúp mẹ yên tâm đi làm mà không sợ trẻ đòi sữa.

Bé mấy tháng tuổi có thể ăn dặm được?

Bé mấy tháng tuổi có thể ăn dặm được?

Bé mấy tháng tuổi có thể ăn dặm được?” là câu hỏi mà rất nhiều các mẹ bỉm thắc mắc khi bé nhà mình đang dần lớn và cứng cáp hơn. Nhưng không phải ai cũng biết được thời điểm chính xác để bé có thể ăn dặm được. Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn thức ăn đặc vào khoảng 4 – 6 tháng tuổi. Sáu tháng thường là thời gian để khuyến khích vì trẻ sơ sinh ở độ tuổi này bắt đầu cần các chất dinh dưỡng bổ sung không có trong sữa, chẳng hạn như sắt và kẽm.

Bé mấy tháng tuổi có thể ăn dặm được?

Bên cạnh đó, một số dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ cũng không còn bảo đảm về lượng để đáp ứng nhu cầu trẻ. Ăn dặm lúc này trở nên cần thiết để bù đắp cho sự thiếu hụt này, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu cho thấy em bé đủ điều kiện ăn dặm

Giai đoạn 6 tháng tuổi là cột mốc quan trọng cho việc quyết định tập cho trẻ ăn dặm, chính là giai đoạn giúp trẻ dần làm quen với những “thức ăn mới lạ” rất cần thiết cho sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên để xác định xem trẻ đã thực sự sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa, phụ huynh cần dựa vào những biểu hiện sau đây của trẻ sẽ giúp cho việc ăn dặm của trẻ thuận lợi hơn:

  • Cân nặng của trẻ đã tăng gấp đôi so với cân nặng khi sinh.
  • Trẻ đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng cho trẻ.
  • Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa/muỗng khi cho trẻ ăn.
  • Trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó, điều này giúp người nuôi trẻ chọn lựa những món ăn thích hợp đối với khẩu vị của từng trẻ.
  • Lưỡi trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (lúc trẻ còn nhỏ khi cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ cũng đẩy ra, trừ núm vú).
  • Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mà gia đình hay cha mẹ cho ăn.
Bé mấy tháng tuổi có thể ăn dặm được?

Gợi ý thực phẩm ăn dặm phù hợp cho từng độ tuổi

Trẻ 6 tháng sẽ ăn được những thực phẩm khác so với trẻ 8 tháng, cũng như có cữ bú mẹ khác nhau. Cha mẹ có thể tham khảo nhóm thực phẩm và cữ sữa mẹ dưới đây.

  • Từ 6 – 12 tháng: Sữa mẹ, sữa bột cho trẻ sơ sinh có bổ sung sắt thay cho các lần bú mẹ; Thức ăn dạng mềm như bột, cháo rây, hoa quả nghiền, tránh ăn sữa chua, bơ đậu phộng, các thực phẩm cứng như cà rốt.
  • Từ 12 – 18 tháng: Sữa mẹ, sữa bò nguyên chất (3 cữ), thức ăn dạng mềm.
  • Từ 18 – 24 tháng: Sữa mẹ, sữa bò nguyên chất (3 cữ), sữa tươi, khoảng 1 – 2 cữ nếu trẻ đáp ứng tốt, bổ sung các loại thực phẩm như sữa chua, bơ đậu phộng với số lượng ít, và bổ sung dần các thực phẩm dạng rắn như cà rốt.
  • Từ 2 – 5 tuổi: Ăn theo chế độ ăn bình thường của người lớn nhưng ở số lượng ít và cai sữa hoàn toàn.
Bé mấy tháng tuổi có thể ăn dặm được?

Mặc dù vậy, bạn cần để ý đến sở thích và khả năng của trẻ. Mỗi trẻ sẽ có khả năng đáp ứng khác nhau, nên nếu trẻ từ chối ăn một loại thực phẩm nào đó, bạn có thể tạm thời ngừng cho trẻ ăn để trẻ làm quen với ăn dặm trước, sau đó từ từ thêm thực phẩm đó vào thực đơn bằng cách chế biến khác nhau.

Nhìn chung, hầu hết các bé phát triển và sẵn sàng ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Vậy nên các chuyên gia y tế và dinh dưỡng khuyến nghị rằng: Hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời hoặc kết hợp với sữa công thức khi được bác sĩ hoặc nhân viên y tế chỉ định. Sau đó, tập cho bé ăn dặm từ giai đoạn này, sớm hay muộn hơn đều không nên, tốt nhất là đúng thời điểm và phù hợp với thể trạng của bé sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con mẹ nhé!

Xem thêm: Retinol – Xu hướng làm đẹp năm nay

Thông tin liên hệ: