Có bao giờ bạn bị ngứa hết cả người mỗi lần ăn hải sản không? Biểu hiện của dị ứng hải sản rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ chục phút. Trường hợp dị ứng nhẹ thì nổi mề đay, ngứa, nôn nao khó chịu và sẽ giảm dần; nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn bị phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng,… Vậy vì sao có tình trạng dị ứng hải sản?
Nội dung
Dị ứng hải sản là gì?
Dị ứng hải sản là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với protein có trong hải sản, đặc biệt là dị ứng hải sản có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò,… Tùy vào cơ địa, có người sẽ phản ứng với tất cả các loại hải sản nhưng có người chỉ phản ứng với một số loại nhất định.
Không phải chỉ ăn trực tiếp mới gây dị ứng mà ngay cả khi hít phải khói bốc ra từ hải sản, tiếp xúc với bề mặt có dính hải sản cũng có thể xuất hiện triệu chứng dị ứng.
Có thể bạn quan tâm: Tuyển đại lý ngũ cốc toàn quốc
Vì sao có tình trạng dị ứng hải sản?
Đa số, các trường hợp bị dị ứng hải sản đều liên quan đến phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Một số nguyên nhân chính gây ra dị ứng hải sản, bao gồm:
- Giải phóng các histamine tự do: đối với những người có các phản ứng dị ứng với hải sản thường bị thiếu hụt các chất kháng histamine tự do, chính vì thế, khi ăn những loại hải sản có vỏ chứa hàm lượng histamine cao như bạch tuộc, tôm, mực,…các histamine này sẽ được giải phóng, từ đó dẫn tới tình trạng bị dị ứng.
- Phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể: các loại hải sản thường chứa hàm lượng protein bổ dưỡng cao, tuy nhiên cũng có một số protein có hại cho cơ thể và chúng trở thành những kháng nguyên thực thụ, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến xảy ra các triệu chứng điển hình của dị ứng.
- Dị ứng do nhóm quyết định kháng nguyên: đối với một số loại hải sản, protein lại đóng vai trò là những bán kháng nguyên. Khi chúng kết hợp với nhóm quyết định kháng nguyên đã tồn tại sẵn trong cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng bị dị ứng hải sản.
Dấu hiệu khi dị ứng hải sản
Sau đây là một số triệu chứng dị ứng hải sản thường gặp:
- Phát ban, ngứa hoặc chàm (viêm da dị ứng)
- Ăn hải sản bị sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể
- Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa
- Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu
- Ngứa ran trong miệng
Dị ứng có thể gây ra một phản ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Tình trạng này cần được cấp cứu khẩn cấp và đòi hỏi điều trị bằng việc tiêm epinephrine (adrenaline).
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ do dị ứng hải sản bao gồm:
- Cổ họng bị sưng hay nghẹn ở cổ họng (đường thở co thắt) làm cho việc hít thở khó khăn
- Sốc với huyết áp sụt giảm nghiêm trọng
- Mạch, tim đập nhanh
- Chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh
Bạn có thể gặp các dấu hiệu dị ứng hải sản không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bị dị ứng hải sản phải làm sao, dị ứng hải sản uống thuốc gì hay khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Câu trả lời là bạn hãy gặp một bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng nếu bạn có triệu chứng dị ứng thực phẩm trong thời gian ngắn sau khi ăn. Tìm cách điều trị khẩn cấp nếu bạn phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của sốc phản vệ nêu trên.
Cần chú ý khi bị dị ứng hải sản
- Nói không với rượu bia, thuốc lá và các loại chất kích thích: uống rượu bia sau khi bị dị ứng hải sản có thể dẫn tới hiện tượng rối loạn phản ứng tuần hoàn. Tình trạng này càng khiến cho mức độ dị ứng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có nhiều chất béo và chất tanh: những chất này luôn nằm trong danh sách tối kỵ nhất đối với dị ứng hải sản. Chúng thường chứa khá nhiều kháng nguyên, có thể gây ra tình trạng đáp ứng miễn dịch cấp tính.
- Tránh ăn đồ cay nóng: các loại thực phẩm như ớt, tiêu hoặc đồ ăn nhanh có thể kích thích dạ dày, gây khó tiêu.
- Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: khi bị dị ứng hải sản, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm được làm từ bơ sữa. Những loại thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi bị dị ứng hải sản, bạn nên lưu ý một số thực phẩm có thể gây đầy hơi như hành tây, súp lơ xanh, bắp cải, đậu.
- Hạn chế gãi ngứa: các triệu chứng phát ban hoặc nổi mề đay có thể khiến cho bạn cảm thấy ngứa ngáy khắp cơ thể. Tuy nhiên, việc gãi ngứa chỉ khiến người bệnh cảm thấy ngứa hơn và dễ làm trầy xước, tổn thương da.
Xem thêm: Tiêu chí chọn sữa bột cho bé
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng, TP. Hai Dương, Tỉnh Hải Dương
- Hotline: 1900633478 – 0982817097
- Gmail: [email protected]
- Website: gafomilk.com