Thường thì mỗi lần vào bữa cơm, chắc hẳn phụ huynh nào cũng bảo con mình nên ăn nhiều rau để có chất xơ, giúp bụng con trẻ dễ tiêu hóa hơn. Vậy chính xác chất xơ là gì và tác dụng của chất xơ đối với cơ thể như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề ngay dưới đây nhé!
Nội dung
Chất xơ là gì?
Chất xơ là một món qùa của thiên nhiên mà thượng đế ban tặng cho con người để tăng cường và bảo vệ sức khoẻ, nhưng còn không ít người chưa biết về vai trò của nó, chưa tận dụng món quà đó hoặc tận dụng chưa triệt để.
Chất xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hoá được và thường làm tăng lượng chất thải (chất bã) trong quá trình tiêu hoá.
Khi ăn chất xơ cần được nhai kỹ nên nó kích thích nước miếng tiết ra nhiều; tới dạ dày và ruột làm trì hoãn sự tiêu hoá thực phẩm và sự hấp thụ chất bổ dưỡng nên tạo cảm giác no; ở ruột già chất xơ là một môi trường tốt cho các vi sinh vật dễ lên men, hút nhiều nước khiến phân mềm, to và được thải ra ngoài mau hơn.
Chất xơ có mấy loại?
Chất xơ được chia thành 2 loại:
- Chất xơ hòa tan: là chất có thể hòa tan trong chất lỏng vào đường ruột dưới dạng gel. Có trong các loại rau lá, trái cây có độ nhớt cao (rau đay, mồng tơi…) và một số loại đậu (đậu nành, đậu ngự).
- Chất xơ không tan: Ngược lại với chất xơ tan, chất xơ không tan là chất không hòa tan với chất lỏng khi vào đường ruột. Nó có thể được trao đổi chất trơ và cung cấp trương nở hoặc tiền sinh, chuyển hóa lên men trong ruột già. Sợi trương nở hấp thụ nước khi chúng di chuyển qua hệ tiêu hóa, làm dịu việc đại tiện. Sợi không hòa tan có xu hướng đẩy nhanh sự di chuyển của thực phẩm qua hệ thống tiêu hóa. Nguồn thực phẩm có chứa chất xơ không tan gồm vỏ các loại thực phẩm (lúa mì, gạo lứt, lúa mạch nguyên vỏ, một số loại rau, củ, quả).
Tác dụng của chất xơ đối với cơ thể
- Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể: Hầu hết các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể.
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, phòng ngừa táo bón: Khi vào ruột chất xơ có thể hút nhiều nước, làm tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Từ đó, giúp đại tiện đều đặn hàng ngày, cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu.
- Làm giảm lượng cholesterol trong máu: Việc tổng hợp muối mật được thực hiện tại gan với nguyên liệu là cholesterol, sau đó muối mật được đổ vào ruột non qua ống mật chủ.
- Chất xơ với bệnh tim mạch: Cholesterol tăng cao trong máu là nguyên nhân gây một số bệnh tim mạch. Chất xơ giúp làm giảm cholesterol bằng cách làm giảm chất béo LDL và tăng HDL, từ đó giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch…
- Giảm cân: Người thừa cân béo phì thường hay ăn nhiều, nhất là thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ. Vì vậy, năng lượng dư thừa tích tụ trong cơ thể gây ra tình trạng béo phì.
- Tham gia điều hòa đường huyết: Chất xơ có tác dụng làm tinh bột lưu lại lâu hơn trong dạ dày tạo cảm giác no lâu và làm chậm quá trình phân giải và hấp thu glucose làm lượng đường máu tăng lên từ từ, không tăng đột ngột nên điều hòa được lượng đường huyết.
Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Khoai lang:
Khoai lang cũng là thực phẩm nhiều chất xơ được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Khoai lang có nhiều loại như khoai lang trắng, tím, vàng, mật… Lượng chất xơ chứa trong khoai lang khoảng 3,8g. Khoai lang còn là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin B, beta-carotene, chất đạm, chất béo, natri, sắt, kali, phốt pho… cho cơ thể.
Atiso:
Lượng chất xơ chứa trong atiso khoảng 10,3g. Các chất dinh dưỡng khác: vitamin C, K, folate, mangan, kali… Atiso có thể sử dụng cả hoa, thân, rễ để chế biến thành món ăn, làm trà, thuốc… Dù vậy, loại thực phẩm này ít được nhiều người biết đến cũng như sử dụng.
Dâu tây:
Dâu tây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe và có thể ăn tươi mà không cần chế biến. Điều thú vị là chúng cũng nằm trong số những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng nhất mà chúng ta có thể ăn. Dâu tây chứa nhiều vitamin C, mangan và nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ khác.
Lê:
Quả lê là một loại trái cây phổ biến, mọng nước, ngon và bổ dưỡng. Đây là một trong những nguồn trái cây tốt nhất cung cấp chất xơ cho cơ thể. Hàm lượng chất xơ là 5.5 gram trong một quả lê cỡ vừa hoặc 3.1 gram hàm lượng chất xơ trên 100 gram thịt lê.
Bơ:
Ngoài việc rất giàu vitamin C, kali, magiê, vitamin E và các loại vitamin B khác nhau thì bơ còn chứa hàm lượng chất xơ có lợi sức khỏe. Hàm lượng chất xơ: 10 gram trong 1 cốc bơ sống hoặc 6.7 gram trên 100 gram.
Táo:
Lượng chất xơ trong quả táo khoảng 4,4g. Trong một quả táo có chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin C, K, calo, carbs, kali, protein, đường, chất béo… So với các loại trái cây khác, táo được khuyến khích ăn hàng ngày vì “ăn 1 quả táo mỗi ngày giúp bạn tránh xa bác sĩ”.
Súp lơ:
Bông cải xanh (hay súp lơ) là loại rau thuộc họ cải và được đánh giá là một trong những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhất. Ngoài hàm lượng chất xơ cao, nó còn cung cấp một số dưỡng chất khác như: vitamin C, K, B, kali, mangan, sắt, folate,… Đặc biệt, bông cải xanh còn là “tấm khiên” bảo vệ con người khỏi căn bệnh ung thư.
Măng tây:
Măng tây có 2.1% chất xơ. Ngoài ra loại rau này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa thực vật tốt cho sức khỏe. Thỉnh thoảng có thể đổi bữa với món măng tây áp chảo cùng cá hồi rất ngon và bổ dưỡng bạn nhé!
Cà rốt:
1.5% là hàm lượng chất xơ trong cà rốt, cũng khá nhiều đó chứ? Bên cạnh đó không thể bỏ qua beta-caroten. Đây là chất chống oxy hóa cực mạnh và tạo nên màu cam đẹp mắt cho cà rốt.
…
Xem thêm: Nên kết hợp bột ăn dặm với các thực phẩm nào phù hợp?
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng, TP. Hai Dương, Tỉnh Hải Dương
- Hotline: 1900633478 – 0982817097
- Gmail: gafo.vn@gmail.com
- Website: gafomilk.com