Chúng ta đều biết sữa là loại đồ uống rất bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng uống được sữa vì nó có có thể đem lại tác dụng ngược với sức khỏe. Vậy hãy cùng chúng mình giải đáp câu hỏi “Có phải ai uống sữa cũng được?” nhé!
Nội dung
Thành phần cơ bản của sữa
Sữa và nhiều chế phẩm làm từ sữa (sữa chua, pho mát, bơ…) đều rất quen thuộc, được số đông mọi người ưa thích nhờ việc dễ sử dụng, hương vị thơm ngon, hơn nữa còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.
Trong đó, phổ biến nhất vẫn là sữa ở dạng lỏng với vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hiện đại, thành phần đa dạng các chất dinh dưỡng bao gồm: Chất đạm (đạm casein, đạm whey), chất béo (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa), carb, khoáng chất (canxi, kali, magie, selen, photpho, đồng, kẽm…) và nhiều vitamin như A, B2, B12, D, E, K… tốt cho sức khỏe.
Có phải ai uống sữa cũng được?
Trong một cốc 250ml sữa bò có chứa:
- 28% (276 mcg) của nhu cầu canxi mỗi ngày
- 24% (205 mcg) phốt pho
- 15% (112 mcg) vitamin A
- 10% (322 mcg) kali
- 18% (1,10 mcg) vitamin B-12
- 11% (0,9 mcg) of kẽm
- 14% (6-7 g) protein
- 3% (2,4 g) chất béo
- 26% (13 g) đường
Bổ dưỡng như vậy xong liệu sữa có phải là loại đồ uống bổ dưỡng cho tất cả mọi người không? Hóa ra không. Dù loại nước này đem lại nhiều giá trị sức khỏe xong đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những đối tượng nên hạn chế tiêu thụ chúng.
Giai đoạn mệt mỏi kéo dài
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, sữa chứa các thành phần giúp tăng cường canxi, giúp ngủ ngon nhưng nếu trong giai đoạn bị mệt mỏi liên tục, việc uống nhiều sữa sẽ khiến bạn gặp vấn đề tiêu hóa. Cơ thể lúc này tiếp tục sản sinh nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa lượng dinh dưỡng trong sữa khiến bạn thêm mất ngủ.
Người bị dị ứng với sữa
Dù sữa rất bổ dưỡng nhưng có một số người bị dị ứng với chất protein và các thành phần dinh dưỡng khác của loại đồ uống này. Triệu chứng dị ứng sau khi uống sữa đó là tiêu chảy, nổi phát ban, ngứa… Bạn không nên tự ép bản thân phải uống sữa nếu có những tác động tiêu cực nói trên.
Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa
Mặc dù sữa có khả năng làm giảm mức độ ảnh hưởng của axit trong dạ dày với chứng viêm nhiễm, nhưng vì sử dụng loại thực phẩm này vào bữa sáng khi bụng đang trống rỗng nên dễ làm tăng dịch dạ dày, khiến tình trạng viêm nhiễm càng thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu.
Người đang đau bụng
Những bệnh nhân đang bị đau bụng thì không nên uống sữa vì sữa sẽ bị lên men trong dạ dày, điều này làm nặng thêm các triệu chứng đau bụng.
Bị mắc sỏi thận
Bệnh nhân bị sỏi thận nên tránh xa sữa vì thực phẩm này chứa nhiều canxi, người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương, nhưng khi đã bị sỏi thận, bổ sung canxi quá mức có thể làm tăng hình thành sỏi thận ở thận, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Thiếu máu
Ở những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt, nếu uống sữa sẽ khiến canxi và phốt pho trong sữa ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt của cơ thể. Nếu bạn bổ sung 300-600mg canxi cùng lúc có thể ức chế hấp thu sắt đáng kể., do đó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu của bệnh nhân.
Vừa trải qua cuộc phẫu thuật bụng
Hầu hết trong những loại sữa thông thường đều có sự hiện diện của các trực khuẩn axit lactic. Các khuẩn axit lactic thường lên men ở trong bên đường ruột. Vì thế khi đang phẫu thuật dạ dày với việc áp dụng các thủ thuật y tế công nghệ cao để gây ức chế, gây mê lên các cơ quan bụng sẽ làm cho nhu động đặc biệt trong ruột bị suy yếu và làm trầm trọng hơn sự đầy hơi ở dạ dày.
….
Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp trên thì bạn không nên sử dụng sữa, bạn không cần phải quá lo lắng bởi hiện nay có rất nhiều lựa chọn khác để thay thế cho sữa như ngũ cốc, phô mai, kem…
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng, TP. Hai Dương, Tỉnh Hải Dương
- Hotline: 1900 633 478 – 0982817097
- Gmail: gafo.vn@gmail.com
- Website: gafomilk.com